Cổ phiếu CTS: BÁN@21,700 Lũy kế 6 tháng CTS đạt doanh thu 413 tỷ đồng (+76% YoY) và lợi nhuận sau thuế 167 tỷ đồng (so với 10 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái và đã vượt kế hoạch cả năm 2021). Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã tăng 30% từ đầu năm với P/E đạt 10.8x và P/B đạt 1.5x. Nhà đầu tư cân nhắc chốt lời.
Cổ phiếu NHH: BÁN@43,900 Kết quả kinh doanh quý 2 không tích cực khi doanh thu đạt 532 tỷ (tăng 168% so với cùng kỳ) nhưng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 24% xuống 8.5 tỷ VND. Hiệu quả kinh doanh thấp với biên lợi nhuận ròng quý 2 2021 sụt giảm chỉ còn 1.6%. Bên cạnh đó xu hướng lợi nhuận của công ty phần lớn đến từ hoạt động M&A (tăng trưởng lợi nhuận 2020 đến từ giao dịch bất thường từ giao dịch mua rẻ công ty con). Định giá cao so với các công ty trong ngành (P/E forward 26.4x so với P/E ngành 17.9x ).
Cổ phiếu CKG: CHỜ MUA Hoạt động xây dựng bàn giao dự án bị ảnh hưởng bởi làn sóng COVID-19 khu vực miền Nam trong Quý 2/2021, dẫn đến doanh thu chỉ đạt 168 tỷ đồng (giảm 63% YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 40 tỷ đồng (giảm 36%). Kỳ vọng diễn biến tích cực hơn trong 6 tháng cuối năm khi ảnh hưởng dịch bệnh giảm xuống. CKG được dự báo vẫn có thể hoàn thành hoặc vượt kế hoạch năm nhờ năng lực triển khai và xây dựng ổn định. Tình hình tài chính lành mạnh, sở hữu nhiều quyền triển khai dự án bất động sản lớn ở Kiên Giang, Phú Quốc trong trung dài hạn.
Cổ phiếu DHC: CHỜ MUA Lũy kế 6T/2021, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, doanh thu đạt ~2,100 tỷ đ (+59% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt ~300 tỷ đ (+78% yoy), hoàn thành 75% kế hoạch năm. Tiềm năng tăng trưởng dài hạn của DHC tương đối khả quan với việc đã đưa vào chạy thử nhà máy bao bì số 1 và sẽ sản xuất chính thức trong quý 1/2022, cùng với đó là việc triển khai nhà máy Giao Long 3 để gia tăng công suất sản xuất giấy kraft hiện hữu. Lưu ý: thanh khoản của cổ phiếu tương đối thấp, ~10 tỷ đ/ngày.
Cổ phiếu FCN: CHỜ MUA Quý 2/2021, doanh thu đạt 761 tỷ đồng (+0% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỷ đồng (gấp 2.1 lần cùng kỳ), chủ yếu do ghi nhận doanh thu xây dựng từ các dự án điện gió với tỷ suất lợi nhuận cao. Triển vọng kinh doanh tương đối khả quan với điểm rơi lợi nhuận dự kiến vào quý 3/2021. Tình hình tài chính có sự cải thiện, tỷ lệ phải thu/doanh thu có dấu hiệu giảm dần sau nhiều năm tăng liên tiếp, cùng với đó là việc điều tiết tốt các khoản phải trả. Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân khi thị trường đi vào trạng thái ổn định.
Cổ phiếu GEX: CHỜ MUA Công ty có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 13,109 tỷ đ và 542 tỷ đ, tăng trưởng lần lượt 79% và 54% so với cùng kỳ năm 2020 chủ yếu đến từ việc hợp nhất VGC. Bên cạnh đó công ty đang trong quá trình tái cấu trúc và có kế hoạch IPO một số công ty con (các sub-holding) như CTCP Gelex Electric và CTCP Hạ Tầng Gelex nhằm mục tiêu huy động vốn cho các dự án năng lượng và BĐS KCN trong thời gian tới.
Cổ phiếu LHG: CHỜ MUA Lũy kế 6 tháng 2021, doanh thu đạt 666 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng (tăng trưởng lần lượt 59% và 126% so với cùng kỳ). Triển vọng dài hạn tích cực nhờ việc tiếp tục mở rộng quỹ đất tại KCN Long Hậu 3 (giai đoạn 2+3), KCN An Định và khu tái định cư Long Hậu 3. Biên lợi nhuận ròng duy trì ở mức cao (~30%), tài chính lành mạnh. Định giá đang ở mức thấp (PE forward 8.6x so với trung bình ngành 15.4x). Lưu ý: Dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tiến độ ký mới các hợp đồng thuê đất trong nửa cuối năm.
Cổ phiếu TCL: CHỜ MUA Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 602 tỷ VND (tăng 18% YoY) và 61 tỷ VND (tăng 53% YoY) trong nửa đầu năm 2021 nhờ cước phí vận tải và kho bãi tăng cao. Tình hình tài chính lành mạnh do tỷ lệ nợ vay thấp và tiền gửi dồi dào. Định giá cổ phiếu ở mức hấp dẫn với P/E forward ở mức 9.9x. Tuy nhiên, tình trạng tắc nghẽn container kéo dài vì dịch Covid-19 ở khu vực cảng Cát Lái, địa điểm hoạt động chính của Công ty có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận trong nửa cuối năm 2021. Nhà đầu tư nên theo dõi tình hình dịch bệnh để quyết định giải ngân đầu tư cho phù hợp.
Cổ phiếu VCB: CHỜ MUA Kết quả kinh doanh quý 2 giảm sút so với cùng kỳ năm ngoái do ghi nhận chi phí dự phòng gia tăng. Tổng thu nhập hoạt động của VCB tăng 20% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng 5.7% trong quý 2 và NIM được mở rộng từ 3.2% lên 3.4%. Tuy nhiên ngân hàng phải trích lập chi phí dự phòng hơn 3,200 tỷ (+73%yoy) để đối phó với các diễn biến tiêu cực khi dịch bệnh Covid lan rộng. Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 2 vẫn ở mức 0.7% nhưng dự kiến có thể tăng lên trong quý 3, mức dự phòng/nợ xấu hiện đạt hơn 350% cũng là một lớp đệm an toàn chuẩn bị cho quý tới. Giá cổ phiếu cũng đã giảm 18% từ đỉnh, phản ánh kết quả kinh doanh, cân nhắc cơ hội mua vào tại các vùng hỗ trợ mạnh.
Cổ phiếu VGT: CHỜ MUA Kết quả 6T/2021 khả quan với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 15% và 118% yoy; đặc biệt là sự hồi phục của ngành sợi. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may 6T/2021 tăng trưởng 20%. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ kỳ vọng phục hồi sớm nhất với khi tiêm vacxin khả quan & thị trường Trung Quốc tiềm năng khi ngành dệt may nội địa hạn chế sản xuất. Vingroup vừa thoái 13 tr cp, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 5% và SCIC sẽ có kế hoạch thoái vốn trong thời gian tới. Tuy nhiên định giá đang ở mức cao: 14x so với TB ngành 10x nên nhà đầu tư nên cân nhắc những nhịp điều chỉnh để giải ngân.
Cổ phiếu VNM: CHỜ MUA Lợi nhuận Q2/2021 giảm 8% so với Q2/2020. Lũy kế 6 tháng, doanh thu giảm 3% và lợi nhuận là 5,411 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu nội địa giảm 4% YoY trong khi doanh thu nước ngoài phục hồi với mức tăng 7% YoY. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp giảm từ 46.4% trong 6 tháng 2020 còn 43.6% trong 6 tháng 2021 do giá nguyên vật liệu tăng. VNM đã tăng giá bán từ giữa tháng 5/2021 và dự báo sản lượng bán có thể phục hồi từ tháng 9/2021 và trong năm 2022 nhờ chương trình tiêm vaccine của Chính phủ. Tỷ lệ P/E là 16.2x, thấp hơn P/E quá khứ và P/E ngành 19.3x. Nhà đầu tư cân nhắc giải ngân khi giá cổ phiếu đang điều chỉnh giảm.
Cổ phiếu CII: CHỜ BÁN Lũy kết 6T/2021 doanh thu đạt 2,062 tỷ đồng (+79% yoy) chủ yếu đến từ doanh thu chuyển nhượng BĐS và thu phí giao thông, tuy nhiên LNST chỉ đạt 104 tỷ đồng (-72 % yoy) do chi phí lãi vay tăng cao và cùng kỳ năm 2020 ghi nhận lãi bất thường chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính 480 tỷ đồng. Tiềm năng tăng trưởng khá trong dài hạn đến từ hoạt động thu phí giao thông và quỹ đất BĐS có vị trí đẹp. Tuy nhiên, trong ngắn hạn tình hình hoạt động bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 làm sụt giảm lưu lượng giao thông.
Cổ phiếu VNG: CHỜ BÁN Q2/2021 doanh thu và lợi nhuận đạt 62 tỷ đồng và 10 tỷ đồng, giảm 3% và 36% so với Q2/2020 do ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19 lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trung hạn, khi nền kinh tế phục hồi, việc đẩy mạnh khai thác khu du lịch Dốc Lết và Đồi Mộng Mơ là động lực giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt hiệu quả hoạt động. Hiện nay cổ phiếu có xu hướng phục hồi trong ngắn hạn