Cổ phiếu TNG: MUA@28,800 Doanh thu Q3/2021 đạt 1,707 tỷ đồng (+1%YoY). Mặc dù TNG chưa công bố lợi nhuận sau thuế nhưng dự kiến tăng trưởng ~20% YoY nhờ hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường xuất khẩu và TNG không còn phải hỗ trợ giảm giá bán cho các đối tác. Trong Q4/2021, dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm có thể có tiến triển, tạo tiền đề cho sự tăng trưởng lợi nhuận năm sau. Hiện tại, P/E forward đạt 10.8x, mức định giá này chưa tính đến lợi nhuận từ bất động sản. Nhà đầu tư đã có vị thế có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọng.
Cổ phiếu HAH: BÁN@63,000 Giá cước vận tải có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh vào đầu tháng 09/2021, nguyên nhân chủ yếu do cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm gián đoạn quá trình sản xuất của Trung Quốc. Cụ thể, giá cước vận chuyển từ Trung Quốc đến bờ Đông nước Mỹ đã giảm hơn 25% (từ hơn 20,000 USD xuống dưới 15,000 USD cho 1 container 40 feet) kể từ tuần cuối tháng 09. Do đó, dự kiến giá cước của các doanh nghiệp vận tải biển như HAH sẽ chịu áp lực giảm trong thời gian tới. Cổ phiếu đã có nhịp tăng hơn 100% trong vòng 3 tháng và tăng gấp 3.6 lần kể từ đầu năm 2021, nhà đầu tư có thể cân nhắc chốt lãi.
Cổ phiếu VNB: BÁN@19,200 Kết quả kinh doanh 6T/2021 duy trì ở mức trung bình với doanh thu đạt 13 tỷ, ngang cùng kỳ năm 2021, LNST đạt 15.6 tỷ, giảm 10% YoY. Hoạt động kinh doanh cốt lõi không có nhiều triển vọng tăng trưởng. Kỳ vọng về việc triển khai các dự án BĐS trên các khu “đất vàng” trung tâm như 22B Hai Bà Trưng, tuy nhiên các kế hoạch chưa được thực sự rõ ràng. Định giá cao ở mức P/E 44.x, cổ phiếu thanh khoản thấp.
Cổ phiếu CCL: CHỜ MUA Kế hoạch doanh thu và LNST năm 2021 có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 làm chậm tiến độ bàn giao và triển khai các dự án mới. Tuy nhiên tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn khả quan đến từ dự án Khu độ thị Mekong Centre có quy mô 111 ha với tổng gần 4,000 đất nền và các dự án khác tại Sóc Trăng. Lưu ý: cổ phiếu có tính thanh khoản thấp.
Cổ phiếu DHA: CHỜ MUA Bộ GTVT đã ban hành chỉ thị 06 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2021. Việc đẩy mạnh đầu tư công trong thời gian tới sẽ là động lực tăng trưởng cho doanh thu và lợi nhuận trong dài hạn của công ty. Cổ phiếu đang được định giá ở mức giá hấp dẫn với P/E 7.5x so với P/E ngành 15.4x. Tình hình tài chính lành mạnh không nợ vay với ROE được duy trì trên 20% và biên lợi nhuận gộp khoảng 30% . Công ty cũng duy trì mức cổ tức đều đặn 2000- 3000đ/cổ phiếu.
Cổ phiếu FMC: CHỜ MUA Doanh thu trong T9/2021 tăng trưởng 21% yoy nhờ vào việc Công ty đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh lên đến 100% kể từ cuối tháng 8. Dự kiến KQKD Q4/2021 sẽ tiếp tục được cải thiện dựa trên các yếu tố (1) xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn đang khả quan và (2) giá tôm xuất khẩu sang thị trường chính EU vẫn đang trong xu hướng tăng. Doanh nghiệp có nền tảng tài chính lành mạnh.
Cổ phiếu NAB: CHỜ MUA NAB đã có các chương trình hỗ trợ như giảm lãi suất đến 0.5%/năm với khoản vay của khách hàng cá nhân trong 3 tháng và giảm lãi suất đến 1%/năm tới 30/06/2022 cho khách hàng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Mặc dù kết quả kinh doanh quý 3/2021 có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do giãn cách xã hội và giảm lãi suất cho vay, quý 4 NAB được dự báo phục hồi với việc mở cửa lại nền kinh tế tại nhiều địa phương và lãi suất huy động đầu vào tiếp tục được duy trì ở mức thấp.
Cổ phiếu PVS: CHỜ BÁN Giá cổ phiếu tăng nhanh do kỳ vọng hưởng lợi nhờ giá dầu tăng, đã đẩy định giá lên mức P/E 23.5x. Tuy nhiên, theo doanh nghiệp chia sẻ, các hợp đồng đã ký của PVS sẽ không điều chỉnh theo giá dầu tăng nên tác động lên kết quả kinh doanh của công ty là không cao. PVS là công ty có tình hình tài chính lành mạnh, nhưng chúng tôi đánh giá mức định giá này là không hấp dẫn để đầu tư, khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc hạ tỷ trọng khi giá cổ phiếu tiến đến vùng đỉnh lịch sử 30,000đ/cp.
Cổ phiếu TIG: CHỜ BÁN Công ty vừa thông qua phương án phát hành 30 triệu cổ phiếu giá 10,000đ/cp cho cổ đông hiện hữu để huy động thêm nguồn lực phát triển dự án Vườn Vua. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực bất động sản không cao khi biên lợi nhuận gộp chỉ ở mức 18%. Giá cổ phiếu đã tăng gấp hơn 2 lần từ đầu năm 2021 với định giá không còn hấp dẫn (P/E ~20.6x), nhà đầu tư nên cân nhắc chốt lời.
Cổ phiếu TIS: CHỜ BÁN Nhờ giá bán thép tăng mạnh so với cùng kỳ, doanh thu và lợi nhuận sau thuế TIS 6 tháng đầu năm cải thiện mạnh so với cùng kỳ, lần lượt đạt 6,500 tỷ đ (+34% yoy) và 103 tỷ đ (gấp 7.4 lần cùng kỳ). Tuy nhiên, công ty có chất lượng tài sản khá thấp khi vẫn đang trong quá trình xử lý các sai phạm liên quan đến dự án Gang thép Thái Nguyên Giai đoạn 2.
Cổ phiếu VSC: CHỜ BÁN Công ty vừa hoàn tất việc mua lại 36% vốn góp của Công ty Cảng VIMC Đình Vũ nhằm mở rộng hoạt kinh doanh tại khu vực cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh của VSC có thể không duy trì được trong tương lai do xuất hiện nhiều cảng mới phục vụ tàu có tải trọng lớn hơn. Nhà đầu tư cân nhắc chốt lời dần cổ phiếu.