Trong đầu tư cổ phiếu, có 2 việc phải làm là lựa chọn cổ phiếu và giao dịch cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, những người chiếm đến hơn 70% giá trị giao dịch trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, việc lựa chọn cổ phiếu đã được hỗ trợ bởi các công ty chứng khoán với những báo cáo cập nhật liên tục tình hình các công ty. Còn giao dịch cổ phiếu như nào là câu hỏi thường xuyên của các nhà đầu tư: lúc này có nên mua không? có cổ phiếu rồi thì bây giờ nên giữ tiếp hay bán? ….
Vậy nên mình đã làm thống kê đối với một số cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, chiếm ¼ vốn hóa toàn thị trường, để xem chúng ta nên giữ một cổ phiếu trong bao lâu là tối ưu. Nhà đầu tư nên đánh T3, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm, 2 năm. Do lượng dữ liệu là tương đối lớn nên trong phần 1 này, mình tập trung vào 3 ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng TMCP tư nhân mình sẽ chia sẻ tiếp trong các phần sau
Dữ liệu được sử dụng bao gồm toàn bộ dữ liệu giá lịch sử của các cổ phiếu kể từ khi lên sàn đã được điều chỉnh để phản ánh cổ tức, chia tách, phát hành ….
Đồ thị mình sử dụng dạng boxplot để phản ánh xác suất ghi nhận tỷ suất lợi nhuận tương ứng với từng khoảng thời gian nắm giữ. Trong đó, các mốc trên 1 boxplot cho biết các mức xác suất theo các mốc (25%, 50% và 75%) tương ứng với giá trị tỷ suất lợi nhuận có thể đạt được. Ngoài ra, Đồ thị này cũng cho biết mức lợi nhuận tối đa và tối thiểu có thể nhận được là bao nhiêu
Như ví dụ ở hình dưới, box màu cam cho biết đầu tư 30 phiên thì có lợi nhuận từ -20% cho đến 20%. Phân vị 3 cho biết có 75% khả năng tỷ suất lợi nhuận đạt trên -5%, phân vị 2 cho biết có 50% khả năng tỷ suất lợi nhuận đạt trên 0% và phân vị 1 cho biết có 25% khả năng tỷ suất lợi nhuận đạt trên 5%
Ngân hàng Vietcombank (VCB)
· Thời gian nắm giữ tối ưu: 2 năm.
· 75% khả năng có lợi nhuận (LN) 10% trở lên
· 50% khả năng có LN 40 – 50% trở lên
· 25% khả năng có LN 75% trở lên
· Tuy nhiên 2 năm có rủi ro hơn 1 năm khi mức lỗ tối đa có thể chịu cũng lớn hơn
Ngân hàng BIDV (BID)
· Thời gian nắm giữ tối ưu: 2 năm.
· 75% khả năng có lợi nhuận (LN) 20% trở lên
· 50% khả năng có LN 40 – 50% trở lên
· 25% khả năng có LN 90% trở lên
· Mức lỗ tối đa khi nắm giữ BID dài hạn cũng thấp hơn so với việc nắm trong thời gian ngắn
· Nhưng nếu so với VCB thì BID rủi ro cao hơn do mức lỗ tối đa của BID ở các khoảng thời gian đều từ -30% đến -45% so với -25% đến -35% của VCB
Ngân hàng Viettinbank (CTG)
· Performance của CTG trong quá khứ thực ra là khá yếu nhưng nếu để chọn thời gian nắm giữ tối ưu thì mình sẽ chọn 1 năm
· 50% khả năng có LN 8 – 10% trở lên
· 25% khả năng có LN 25% trở lên
Xem thêm: cách mở tài khoản chứng khóa trực tuyến
Có thể thấy trong 3 SOBs, VCB và BID perform khá tốt và nhà đầu tư có thể đạt mức tỷ suất sinh lời tốt trong dài hạn, còn CTG khá yếu. Điều này cũng phản ánh bức tranh của các ngân hàng này trong những năm qua. VCB có quy mô lớn mạnh, mô hình kinh doanh & tình hình tài chính tốt. BID thì mới được bán vốn cho Hana Bank nên có dư địa tăng trưởng. Còn CTG gần đây mới được ngân hàng cho phép giữ lại cổ tức, không phải trả cổ tức cho Nhà nước để giữ vốn phát triển.
Một đặc điểm khác dễ thấy của nhóm NH quốc doanh là các thay đổi diễn ra chậm nên nhà đầu tư cần kiên nhẫn nắm giữ dài hơn thay vì trading ngắn hạn. Hy vọng chia sẻ của mình có thể mang lại thêm thông tin để mọi người ra quyết định đầu tư hợp lý và hẹn mọi người ở phần kế tiếp!