Nhận định Cổ phiếu DBC, DCM, MSB, PAN, REE, VNM, EIB

Cổ phiếu DBCCHỜ MUA Luỹ kế 9 tháng 2021, DBC ước đạt lợi nhuận sau thuế đạt 718 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do giá lợn hơi giảm, trong khi đó dịch bệnh làm phát sinh thêm nhiều chi phí như chi phí vận chuyển, xét nghiệm Covid-19, chi phí do thực hiện 3 tại chỗ, tăng ca do thiếu hụt lao động nghỉ dịch và bố trí sản xuất đảm bảo giãn cách. Với việc cả nước đang từng bước thực hiện mở cửa trở lại, kỳ vọng biên lợi nhuận của DBC sẽ được cải thiện trong quý 4/2021 và DBC hoàn toàn có thể vượt mức LNST kế hoạch 827 tỷ đ.

Cổ phiếu DCMCHỜ MUA Dự kiến kết quả kinh doanh quý 3/2021 tương đối khả quan nhờ đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Lào – Campuchia trong bối cảnh cầu nội địa suy giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Giá phân bón thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây, tác động tích cực đến giá trong nước. Triển vọng dài hạn khả quan nhờ việc đưa vào vận hành nhà máy sản xuất NPK với công suất thiết kế 300 nghìn tấn/năm. Tài chính lành mạnh, nợ vay thấp (D/E~ 0.06), tỷ lệ tiền mặt/vốn hóa ~30%.

Cổ phiếu MSBCHỜ MUA Ngân hàng sẽ chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu 30% vào đầu tháng 10. Đây có thể là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Thu nhập từ hợp đồng Banca với Prudential và kế hoạch thoái vốn tại công ty tài chính FCCom sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn. Cổ phiếu đã điều chỉnh về vùng giá hấp dẫn với P/E 9.1x và P/B 1.7x so với mức P/E ngành 11.7x và P/B ngành 1.9x.

Cổ phiếu PANCHỜ MUA Lĩnh vực xuất khẩu tôm (tỷ trọng doanh thu ~50%) có dấu hiệu phục hồi sau khi bị thu hẹp quy mô sản xuất do dịch COVID-19, doanh số tháng 9 đạt 21.7 triệu USD (+21.2% yoy). Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên triển vọng dài hạn của PAN vẫn tương đối khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Hiện tại định giá ở mức tương đối cao với P/E ~26.5x so với trung bình ngành ~18.1x, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá hợp lý hơn.

Cổ phiếu REECHỜ MUA Dự kiến KQKD Q3/2021 tiếp tục được hưởng lợi từ việc phục hồi mảng thủy điện và đóng góp từ hợp nhất VSH. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có rủi ro chậm hơn so với 6T/2021 do ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19 lên mảng bất động sản và cơ điện lạnh. Tiềm năng trong trung – dài hạn khả quan nhờ (1) khai thác hiệu quả mảng năng lượng, đặc biệt là điện tái tạo và (2) đưa tòa nhà Etown6 (40,000 m2 – tương đương 27% diện tích sàn hiện hữu) đi vào hoạt động. So với khuyến nghị mua gần nhất, cổ phiếu đã tăng khoảng 30%. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể tiếp tục quan sát các nhịp điều chỉnh của thị trường để gia tăng tỷ trọng.

Cổ phiếu VNMCHỜ MUA VNM thực hiện 3 mũi nhọn Quản trị, Công nghệ và Nhân sự nhằm đạt mục tiêu kép vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Công ty đã quản trị hàng tồn kho tùy theo tình hình thực tế để đảm bảo cung ứng trong nước và xuất khẩu dù có giãn cách xã hội tại các địa phương. VNM cũng áp dụng công nghệ trong hệ thống hoạt động đồng thời có những biện pháp để nhân viên làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe. Tuy kết quả kinh doanh quý 3 có thể vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh, quý 4/2021 dự báo phục hồi với việc mở cửa trở lại nền kinh tế tại nhiều nơi.

Cổ phiếu EIBCHỜ BÁN EIB đã bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc sau hơn 2 năm để trống, tuy nhiên triển vọng tăng trưởng trong dài hạn chưa rõ ràng, chưa có chiến lượt phát triển được sự đồng thuận giữa các nhóm cổ đông. EIB vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu, chất lượng tài sản còn thấp với tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng, biên lãi thuần (NIM) chỉ ở mức 2.2%, tương đối thấp so với trung bình ngành.