Cổ phiếu DGC: MUA@84,000 Công ty vừa thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh quý 3 với doanh thu 2,260 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế (LNST) 400 tỷ đồng. Nếu đạt được kế hoạch, đây sẽ là mức lợi nhuận quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động. Giá Photpho vàng trên thế giới liên tục lập đỉnh, kèm theo việc tự chủ hơn nguồn nguyên vật liệu nhờ đưa vào khai thác mỏ Apatit tại Khai trường 25 tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và biên lợi nhuận. Ngoài ra, dự án bất động sản tại Đức Giang cũng sẽ là động lực hỗ trợ kết quả kinh doanh trong trung – dài hạn. Cổ phiếu đã được khuyến nghị MUA từ vùng giá 60 từ tháng 4/2021 (giá sau điều chỉnh), nhà đầu tư có thể tiếp tục gia tăng tỷ trọng.
Cổ phiếu NRC: BÁN@16,800 Quý 2 2021 công ty đạt doanh thu 1.9 tỷ và lỗ sau thuế 45.1 tỷ. Lũy kế 6 tháng đầu năm công ty ghi nhận lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 67.5 tỷ. Chất lượng tài sản chưa cao với các khoản phải thu khác lên đến 731 tỷ chiếm 59% tổng tài sản. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid tiếp tục ảnh hưởng ngắn hạn đến hoạt động môi giới của công ty.
Cổ phiếu PET: CHỜ MUA Trong 2 quý đầu năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty lần lượt đạt 7,806 tỷ VND (tăng 44% YoY) và 86 tỷ VND (tăng 65% YoY) nhờ tăng trưởng trong hoạt động phân phối các sản phẩm của Apple. Dự kiến trong nửa cuối năm 2021 và các năm tiếp theo, Công ty vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao với động lực chính là nhu cầu làm việc tại nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh và thu nhập của người Việt Nam được cải thiện. P/E forward khá hấp dẫn là 8.3x so với trung bình ngành bán lẻ là 13.3x. Nhà đầu tư nên chờ thị trường ổn định để giải ngân đầu tư cổ phiếu.
Cổ phiếu DHG: CHỜ MUA Q2/2021 doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 948 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, tương ứng với tăng trưởng 16% và 8% so với Q2/2020 nhờ vào việc khôi phục hoạt động kinh doanh trên kênh OTC. Tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn cao nhờ vào việc (1) nâng cấp các dây chuyền sản xuất hiện hữu để gia tăng thị phần bán hàng ở kênh ETC kể từ 2021 (2) xây dựng nhà máy Beta-Lactam đạt chuẩn GMP và (3) mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản. Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh. P/E tương đối hấp dẫn so với trung bình ngành (15.2x vs 19.6x). Tuy nhiên, cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tích lũy ở vùng giá hiện tại.
Cổ phiếu GEG: CHỜ MUA Công ty vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 với mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ, cụ thể, doanh thu thuần đạt 625 tỷ đ (+3.3% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 128 tỷ đ (+2.3% yoy). Giai đoạn 2021-2023, doanh thu công ty dự kiến tăng mạnh nhờ việc đưa vào hoạt động các 3 nhà máy điện gió VPL (30 MW), Ia Bang 1 (50 MW) và Tân Phú Đông 2 (50 MW).
Cổ phiếu NLG: CHỜ MUA Lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 giảm 31% so với quý 2/2020. Lũy kế 6 tháng, doanh thu giảm 3% và lợi nhuận đạt 412 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ 2020. Trong kỳ, NLG ghi nhận 428 tỷ đồng lợi nhuận khác chủ yếu từ việc mua Công ty TNHH thành phố Waterfront Đồng Nai. Nếu loại trừ khoản này, NLG có lỗ trước thuế 32 tỷ đồng. Trong tháng 7/2021, NLG sẽ bàn giao 1,650 căn dự án Akari City với khoản thu về 1,700 tỷ đồng. Tỷ lệ P/E là 9.3x và P/B 1.5x, thấp hơn mức trung bình ngành là 25.0x và 2.4x.
Cổ phiếu DPR: CHỜ MUA Kết quả kinh doanh quý 2 tăng trưởng tích cực với lợi nhuận sau thuế đạt ~4000 tỷ đồng (tăng hơn 30% YoY). Chi phí dự phòng ghi nhận tăng mạnh do những tác động của dịch bệnh COVID và giãn cách xã hội lên tập khách hàng của VPB. Tuy nhiên, điểm nhấn là ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số, tăng cường khả năng vận hành công nghệ và giảm chi phí với CIR chỉ ở mức 23.4%, cách xa mức trung bình ngành hiện tại khoảng 30%. Các thông tin về việc ghi nhận khoản bán vốn của FE (dự kiến Q3/2021) và phát hành thêm cổ phiếu VPB cho đối tác nước ngoài có thể giúp hỗ trợ biến động giá cổ phiếu trong trung hạn.
Cổ phiếu LPB: CHỜ MUA Kết quả kinh doanh 6T/2021 khả quan với thu nhập lãi thuần tăng 48% và lợi nhuận ròng tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Ngân hàng mới nhận được chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12%. Chất lượng tài sản được cải thiện, ngân hàng đã xử lý xong trái phiếu VAMC. Ngân hàng có kế hoạch phát hành riêng lẻ 66.7 tr cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, nâng tỷ lệ sở hữu lên 9,99%.
Cổ phiếu BSR: CHỜ MUA Công ty công bố ước kết quả quý 2 với lợi nhuận sau thuế (LNST) ~1200 tỷ, khá tương đồng với dự phóng ban đầu của chúng tôi với lợi nhuận quý 2 tích cực nhưng biên lợi nhuận sẽ không còn lớn như quý 1 (với lợi thế hàng tồn kho giá rẻ). Tính chung 6 tháng đầu năm, BSR lãi khoảng trên 3,000 tỷ và chúng tôi vẫn duy trì đánh giá công ty sẽ cán mốc LNST khoảng 4,500 tỷ cả năm 2021 nhờ nhà máy chạy full công suất trong bối cảnh giá dầu duy trì quanh mức $70/thùng, đem lại mức P/E forward 11.x khá hợp lý tại vùng giá hiện tại.
Cổ phiếu QTP: CHỜ BÁN Quý 2/2021, doanh thu đạt 2,472 tỷ đồng (+5% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 193 tỷ đồng (gấp 7.3 lần cùng kỳ), chủ yếu do quý 2/2020 công ty chưa thay đổi chính sách tính khấu hao. Hoạt động kinh doanh năm 2021 dự kiến khó có sự tăng trưởng so với 2020 do áp lực cạnh tranh từ nguồn năng lượng tái tạo trên thị trường điện và nguồn thủy điện được ưu tiên huy động trong điều kiện khí hậu La Nina.
Cổ phiếu ANV: CHỜ BÁN Q2/2021 doanh thu tăng trưởng tốt đạt 1,074 tỷ đồng (+ 52% QoQ) tuy nhiên do chi phí vận chuyển tăng cao nên LNST chỉ đạt 24 tỷ đồng (-60%QoQ) thấp nhất trong 2 năm gần đây. Lũy kế 6T/2021 doanh thu và LNST đạt tương ứng 1,788 tỷ đồng (+3.7%yoy) và 87 tỷ đồng (+16%yoy). Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn tốt nhờ 1) hiệp định EVFTA với thuế suất về 0% từ năm 2023 đối với sản phẩm cá phi lê đông lạnh 2) nhu cầu xuất khấu được kỳ vọng tăng. Tuy nhiên giá cước vận chuyện, chi phí xuất khẩu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận.
Cổ phiếu SSI: CHỜ BÁN Q2/2021 SSI đạt doanh thu 1,729 tỷ đồng (+32% YoY) và lợi nhuận sau thuế 565 tỷ đồng (+8% YoY). Lũy kế 6 tháng doanh thu đạt 3,198 tỷ đồng (+42% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 992 tỷ đồng (+84% YoY). Công ty vẫn chưa công bố ngày thực hiện quyền để tăng vốn. Nhà đầu tư tiếp tục theo dõi xu hướng thị trường để cân nhắc điểm bán phù hợp.