Cổ phiếu KLB: BÁN@23,500 Kết quả kinh doanh Q3 giảm sút với TOI đạt 339 tỷ (-25% QoQ) và LNST đạt 57 tỷ (-30% QoQ), lũy kết 9T/2021 TOI và LNST đạt tương ứng 1,789 tỷ (+80% YoY) và 664 tỷ (+470% YoY). Chất lượng tài sản giảm nhẹ với tỷ lệ nợ xấu ở mức 2%, trong khi đó NIM dù được cải thiện nhưng chỉ đạt mức 2.7%, thấp so với trung bình ngành (3.0 % – 3.5%)
Cổ phiếu NRC: BÁN@23,500 Công ty mới đây đã chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%. Kết quả kinh doanh Q3/2021 được dự báo có thể tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh. Chất lượng tài sản thấp với các khoản phải thu khác lên đến 731 tỷ đồng, chiếm 59% tổng tài sản tại cuối Q2/2021. Hiện tại, định giá ở mức cao với P/E fw 2021 108.0x so với P/E ngành 21.8x.
Cổ phiếu VPH: BÁN@8,850 VPH bị đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản 12 tháng từ ngày 2/6/2021 do vi phạm một số quy định pháp luật kinh doanh bất động sản thuộc dự án Nhơn Đức tại Nhà Bè. Công ty được dự báo sẽ không đạt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 73 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh không khả quan trong thời gian tới do các dự án triển khai vướng nhiều vấn đề pháp lý. Trong Q3/2021, cổ đông lớn PYN Elite Fund đã bán ~9.8 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 10.5% xuống còn 0.2%.
Cổ phiếu BSI: CHỜ MUA Kết quả kinh doanh quý 3/2021 khả quan với lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng, tăng trưởng 53% YoY, với động lực chủ yếu đến từ thanh khoản giao dịch thị trường duy trì ở mức cao và dư nợ margin tăng. Tại 30/9/2021, giá trị dư nợ margin của BSI đạt hơn 3,000 tỷ đồng, tăng 68% so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, cổ phiếu chưa hấp dẫn để đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh BSI dự kiến khó duy trì được kết quả kinh doanh tích cực như vậy trong dài hạn. Khuyến nghị nhà đầu tư quan sát, chờ đợi các nhịp điều chỉnh để giải ngân tại các vùng định giá tốt và hỗ trợ mạnh của cổ phiếu.
Cổ phiếu DPM: CHỜ MUA Giá phân bón thế giới liên tục lập đỉnh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang tác động tiêu cực đến Trung Quốc – quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới. Nhờ vậy, giá phân bón nội địa cũng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây (tăng hơn 120% kể từ thời điểm đầu năm 2021). Với vị thế đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất phân bón và hóa chất, DPM sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng này. Tài chính lành mạnh, tiền mặt dồi dào (tỷ lệ tiền mặt/vốn hóa ~ 35%), nợ vay thấp (D/E~0.1), tỷ lệ cổ tức tiền mặt ổn định ở mức khá (4%) và có tiềm năng gia tăng trong tương lai với lượng tiền mặt lớn.
Cổ phiếu DRI: CHỜ MUA Kết quả Q3/2021 tiếp tục tích cực theo kỳ vọng với doanh thu đạt 147 tỷ đ (tăng nhẹ 2% YoY), LNST đạt 14.7 tỷ đ (tăng 28% YoY) nhờ giá cao su duy trì ở mức cao. Kỳ vọng kết quả Q4/2021 tiếp tục tăng trưởng nhờ động lực từ các thị trường xuất khẩu (Châu Mỹ, Ấn Độ…) và giá cao su thế giới đang có xu hướng đi lên trở lại khi hoạt động sản xuất hồi phục. Cổ phiếu đã được khuyến nghị MUA từ đầu năm 2021 và đang ở vùng định giá khá cao với P/E forward 11.x, nhà đầu tư nên theo dõi các phiên điều chỉnh và vùng hỗ trợ cứng để tìm điểm mua thích hợp hơn.
Cổ phiếu SSI: CHỜ MUA Lũy kế 9T/2021, công ty mẹ đạt doanh thu 4,920 tỷ đồng (+56% YoY) và lợi nhuận sau thuế 1,660 tỷ đồng (+91% YoY) chủ yếu đến từ hoạt động môi giới và cho vay margin. SSI vẫn giữ vị trí top 2 công ty có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất trên HOSE. Công ty đang trong quá trình phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để cấp vốn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư nên theo dõi thêm diễn biến thị trường để cân nhắc thời điểm gia tăng tỷ trọng cho phù hợp.
Cổ phiếu HTN: CHỜ BÁN Đại hội cổ đông tổ chức ngày 17/10/2021 vừa thông qua mục tiêu lợi nhuận sau thuế 234 tỷ đồng (-32% YoY) cho năm nay và chủ trương phát hành riêng lẻ tối đa 25 triệu cổ phiếu trong 2022. Kết quả kinh doanh Q3/2021 có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh và giá vật liệu xây dựng tăng cao. HTN chỉ mới khởi động lại các công trình từ đầu tháng 10/2021 sau thời gian giãn cách xã hội tại nhiều địa phương.
Cổ phiếu TCM: CHỜ BÁN Tháng 9/2021, doanh thu của công ty đạt ~180 tỷ đồng (-38% yoy), lỗ sau thuế ~14 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lãi ~26 tỷ đồng). Tiềm năng trong dài hạn khả quan với kế hoạch đưa nhà máy số 2 tại Vĩnh Long vào hoạt động trong khoảng cuối Q1 – đầu Q2/2022. Tuy nhiên, định giá hiện tại không thực sự hấp dẫn với P/E forward ~20.6x so với trung bình ngành ~15.7x, nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn vùng giá thích hợp để giảm tỷ trọng.
Cổ phiếu VJC: CHỜ BÁN Dự báo KQKD Q3/2021 kém khả quan trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Công ty có kế hoạch sẽ nhận 3 chiếc Airbus A330 vào cuối năm 2021, đây là động lực giúp doanh nghiệp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh khi ghi nhận doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu máy bay. Tuy nhiên,triển vọng hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách khó có sự phục hồi trong ngắn hạn,nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn vùng giá thích hợp để hạ tỷ trọng.