Cổ phiếu PAN – Nhận định Phân tích Đánh giá CP PAN
PAN: Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN Công ty thành lập năm 1998 với hoạt động kinh doanh chính là dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Năm 2006, công ty niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội (HNX) với mã PAN, sau đó chuyển sang niêm yết tại Sở GDCK TP. HCM (HSX) năm 2010. Từ 2013, công ty chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và hiện đã trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực này.
Phân tích cổ phiếu PAN Chờ mua Năm 2022, doanh thu thuần đạt 13,600 tỷ đồng (+48% YoY), LNST cổ đông công ty mẹ đạt 363 tỷ đồng (+23% YoY), hỗ trợ bởi việc hợp nhất kinh doanh nguyên năm của VFG và tăng trưởng lợi nhuận trong hầu hết các mảng kinh doanh. Triển vọng 2023 lạc quan nhờ các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm đều có thể tăng trưởng ổn định, dù dự kiến Công ty không còn ghi nhận lãi từ thanh lý tài sản cao như năm 2022. Lưu ý: công ty vẫn đang thực hiện kế hoạch tăng vốn thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành quyền mua tỷ lệ 2:1 (giá 15,000 đồng/cp) nhằm tăng đầu tư vào công ty con, M&A và giảm nợ ngắn hạn.
Nhận định cổ phiếu PAN Chờ mua Kết quả Q3/2022, doanh thu đạt 3,585 tỷ đồng (+40%YoY), LNSTcổ đông công ty mẹ đạt 55 tỷ đồng (+43%YoY). Hoạt động kinh doanh tăng trưởng nội tại ở tất cả các mảng kinh doanh như giống, thuốc BVTV, thủy sản. Tiềm năng trung – dài hạn tích cực đến từ việc tăng giá thực phẩm và NVL liên quan trên toàn cầu, bên cạnh đó là việc công ty con FMC đưa 2 nhà máy mới vào khai thác trong năm 2022 và VFG ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Syngenta.
Đánh giá Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Triển vọng tăng trưởng khả quan nhờ sự hồi phục ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, khi việc bán hàng không còn gặp khó khăn do giãn cách xã hội. Tiềm năng đến từ việc FMC dự kiến đưa 2 nhà máy mới vào khai thác trong năm 2022 và VFG ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Syngenta.
Phân tích Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Quý 4/2021, doanh thu đạt 3,571 tỷ đồng (+40% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 174 tỷ đồng (+95% yoy), nhờ sự phục hồi tích cực ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Nhờ thỏa thuận hợp tác chiến lược với CP Việt Nam, PAN có nhiều tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với mảng tôm, dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới. Triển vọng dài hạn khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Đánh giá Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Công ty vừa được thông qua các phương án tăng vốn qua nguồn vốn chủ sở hữu, chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ, dự kiến tăng gấp đôi vốn điều lệ lên ~4,500 tỷ đồng. Nhờ thỏa thuận hợp tác chiến lược với CP Việt Nam, PAN có nhiều tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với mảng tôm, dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới. Triển vọng dài hạn khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Nhận định Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Công ty vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với CP Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với mảng tôm. Thỏa thuận này dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của PAN trong giai đoạn tới. Triển vọng dài hạn khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Đánh giá Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên triển vọng dài hạn của PAN vẫn tương đối khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Lưu ý: Trong 3 tháng gần đây, các cổ đông lớn TAEL TWO PARTNERS và Sojitz Corporation đã thoái hết toàn bộ vốn tại PAN (tổng cộng ~27% cổ phần), SSI cũng đã bán ra ~7% cổ phần. Như vậy, trong giai đoạn tới PAN dự kiến có sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông.
Phân tích Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Quý 3/2021, doanh thu đạt 2,555 tỷ đồng (-4% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng (-18% yoy), chủ yếu do chi phí gia tăng trong điều kiện giãn cách xã hội và sản xuất “3 tại chỗ”. Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên triển vọng dài hạn của PAN vẫn tương đối khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Hiện tại định giá ở mức tương đối cao với P/E ~34.1x so với trung bình ngành ~17.5x, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá hợp lý hơn.
Nhận định Cổ phiếu PAN: CHỜ MUA Lĩnh vực xuất khẩu tôm (tỷ trọng doanh thu ~50%) có dấu hiệu phục hồi sau khi bị thu hẹp quy mô sản xuất do dịch COVID-19, doanh số tháng 9 đạt 21.7 triệu USD (+21.2% yoy). Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tuy nhiên triển vọng dài hạn của PAN vẫn tương đối khả quan khi sở hữu nhiều doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Hiện tại định giá ở mức tương đối cao với P/E ~26.5x so với trung bình ngành ~18.1x, nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu điều chỉnh về vùng giá hợp lý hơn.