Cổ phiếu BVH: MUA@60,000 Hoạt động kinh doanh của công ty vẫn duy trì ổn định trong bối cảnh dịch bệnh, giữ vững vị thế số 1 về thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Tình hình tài chính của công ty khá lành mạnh. Động lực tăng trưởng trung hạn đến từ kế hoạch thoái vốn của SCIC. Chúng tôi kỳ vọng mức định giá để thoái vốn sẽ ở mức cao đối với một công ty đầu ngành và có quy mô lớn như BVH, có thể ở mức 3x trong khi định giá hiện tại P/B chỉ 2.1x.
Cổ phiếu DRC: BÁN@33,000 Kết quả kinh doanh Q3/2021 thấp hơn dự kiến với doanh thu đạt 929 tỷ đồng (-2% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 34 tỷ đồng (-45% YoY) do ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội ở thị trường nội địa và chi phí vận chuyển tăng cao ở thị trường xuất khấu. Cổ phiếu được chúng tôi khuyến nghị MUA tại vùng giá 24,000đ/cp từ đầu năm 2021 và gia tăng tỷ trọng vào tháng 7 và tháng 9/2021, nhà đầu tư cân nhắc chốt lời.
Cổ phiếu AGG: CHỜ MUA AGG sẽ hoãn phát hành cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% và chào bán ~83 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 với giá 10,000 đồng/cp đồng thời có thể thay đổi tỷ lệ phát hành. Công ty vừa tung ra thị trường 400 căn hộ dự án Westgate (Bình Chánh) trong bối cảnh nguồn cung giảm mạnh và dự tính bàn giao 400 căn hộ dự án Sky89 (quận 7) vào Q4/2021. Lợi nhuận năm 2022 có thể tăng trưởng cao nhờ đẩy nhanh hơn tiến độ các dự án với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế.
Để cập nhật thông tin nhanh hơn báo qua điện thoại, bạn xem hướng dẫn: Mở tài khoản chứng khoán Techcombank
Cổ phiếu FTS: CHỜ MUA Lợi nhuận sau thuế Q3/2021 của FTS dự kiến khả quan nhờ giá cổ phiếu MSH trong danh mục tự doanh tăng 38% từ đầu tháng 7. MSH tiếp tục được dự báo có triển vọng tốt trong trung và dài hạn. Các mảng kinh doanh môi giới và cho vay margin trong quý 3 cũng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ nhờ thanh khoản thị trường giữ ở mức trung bình 20,000 tỷ đồng/phiên. Nhà đầu tư nên theo dõi thêm diễn biến thị trường để cân nhắc thời điểm gia tăng tỷ trọng cho phù hợp.
Cổ phiếu ILB: CHỜ MUA Dự kiến kết quả kinh doanh quý III/2021 sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài tại khu vực miền Nam. Tuy nhiên, dự kiến KQKD quý IV sẽ tăng trưởng trở lại nhờ (1) tình hình SXKD tại các tỉnh miền Nam đã hoạt động trở lại và (2) nhu cầu xuất nhập khẩu gia tăng trong dịp cuối năm. Triển vọng dài hạn khả quan với vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ICD (cảng cạn) ở Việt Nam với quỹ đất hơn 200 ha để phát triển hạ tầng logistics cùng vị trí thuận lợi. Lưu ý: Cổ phiếu có thanh khoản thấp
Cổ phiếu NT2: CHỜ MUA Tháng 9/2021, nhà máy chỉ vận hành theo huy động của A0 với sản lượng thấp trong 05 ngày, các ngày còn lại không vận hành khiến sản lượng điện chỉ đạt 75.49 triệu kWh, doanh thu theo đó cũng chỉ đạt 302 tỷ đ. Tuy nhiên, sản lượng Qc được giao ở mức cao giúp NT2 hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận trong tháng này. Dự kiến kết quả Q3/2021 công ty sẽ có lãi so với kết quả lỗ cùng kỳ năm 2020. Công ty dự kiến chi trả cổ tức còn lại năm 2020 (1 cổ phiếu nhận 1,000 VND) vào ngày 28/10.
Cổ phiếu PPC: CHỜ MUA Quý 3/2021, doanh thu đạt 1,049 tỷ đồng (-33% yoy), lỗ sau thuế đạt 35 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ lãi 90 tỷ đồng), chủ yếu do áp lực cạnh tranh từ nguồn năng lượng tái tạo trên thị trường điện, cùng với đó là giá than tăng cao ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp. Mặc dù vậy, xét về dài hạn PPC là doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, đã hết nợ vay. Ngoài ra, tỷ lệ cổ tức tiền mặt ở mức tốt (~7%), phù hợp với nhà đầu tư theo trường phái an toàn, thận trọng.
Cổ phiếu SCS: CHỜ MUA Triển vọng KQKD Q3/2021 kém khả quan khi sản lượng hàng hóa chỉ ở mức 44 nghìn tấn, giảm 16% yoy do ảnh hưởng kéo dài của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dự kiến KQKD sẽ được phục hồi trong Q4/2021 nhờ (1) TP.HCM đã mở cửa hoạt động trở lại, (2) doanh nghiệp tiếp tục hưởng lợi từ các đơn hàng vaccine giá trị cao và (3) nhu cầu vận chuyển hàng hóa thường gia tăng vào các tháng cuối năm.