Đánh giá cổ phiếu BFC: CHỜ MUA Doanh thu và LNST quý 1/2024 lần lượt đạt 1,940 tỷ đ (+45% YoY) và 65 tỷ đ (cùng kỳ lỗ 22 tỷ) nhờ đẩy mạnh bán hàng ra đại lý để gia tăng thị phần, đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào như Lưu huỳnh, Amoniac,… duy trì ở vùng giá thấp giúp biên lợi nhuận cải thiện. Bên cạnh đó, dự thảo đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế GTGT 5% nếu được thông qua sẽ giúp BFC tiết giảm đáng kể chi phí và tăng năng lực cạnh tranh của những sản phẩm cốt lõi. Tuy vậy, cổ phiếu vừa trải qua đợt tăng mạnh ~50%, nhà đầu tư tạm thời chưa nên giải ngân mới.
Đánh giá cổ phiếu DRI: CHỜ MUA DRG – công ty mẹ của DRI vừa phê duyệt quyết định thoái vốn 22.4 triệu cp DRI (tương đương tỷ lệ 30%) với giá khởi điểm 14,100 đ/cp. Chúng tôi cho rằng, mức giá này nhìn chung đã hợp lý hơn so với mức giá khởi điểm 18,000 đ/cp tại thời điểm 05/2022, kỳ vọng sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, giá cao su tiếp tục tăng mạnh, tiệm cận ngưỡng 175 cent/kg (+15% so với thời điểm đầu năm). Nhờ vậy, KQKD của DRI dự kiến sẽ tiếp tục khả quan trong thời gian tới.
Đánh giá cổ phiếu GAS: CHỜ MUA Công ty vừa tổ chức thành công Đại hội cổ đông năm 2024, trong đó đáng chú ý nhất là thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ khá cao, lên đến 6,000 đồng/cp. Ngoài ra, công ty tiếp tục việc đầu tư hệ thống kho bãi, trang thiết bị với chiến lược mở rộng sang mảng LNG, kết hợp cả nguồn cung trong nước lẫn nhập khẩu. Việc trả cổ tức cao thể hiện năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động cao của công ty. Chúng tôi đã có khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GAS từ đầu tháng 4 quanh vùng giá 76, nhà đầu tư có thể cân nhắc các nhịp điều chỉnh của thị trường để gia tăng tỷ trọng
Đánh giá cổ phiếu PGV: CHỜ MUA Doanh thu Q1/2024 ở mức 9,688 tỷ đ, giảm 15% YoY; bên cạnh đó, do tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá; Công ty ghi nhận lỗ sau thuế ở mức 655 tỷ đ. Kỳ vọng KQKD sẽ dẫn được cải thiện từ trong Q2/2024 khi (1) nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng, nhiệt điện và điện khí vẫn được hưởng lợi trong bối cảnh thủy văn khó khăn và (2) kỳ vọng áp lực tỷ giá sẽ được kiểm soát trước các chính sách và nổ lực của NHNN. Chúng tôi cho rằng NĐT chỉ nên giải ngân khi KQKD bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Đánh giá cổ phiếu VGC: CHỜ MUA Công ty vừa ký kết hợp đồng với 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử, công nghệ cao của Trung Quốc với tổng giá trị khoảng 400 triệu USD liên quan đến việc cho thuê đất tại các khu công nghiệp tại Bắc Ninh của Công ty. Chúng tôi đánh giá thông tin này chưa ảnh hưởng ngay đến triển vọng kinh doanh của Công ty trong thời gian ngắn sắp tới do mảng kinh doanh vật liệu xây dựng còn đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên điều này sẽ đóng góp tích cực vào triển vọng mảng BĐS của Công ty trong tương lai. Hiện Cổ phiếu này vẫn đang giao dịch ở vùng giá cao với P/E forward ~18.x, do đó nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát chờ đợi cơ hội để giải ngân với cổ phiếu này.
Đánh giá cổ phiếu VIC: CHỜ MUA Tập đoàn Vingroup vừa công bố việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại CTCP Phát triển NVY Việt Nam – một nhà đầu tư thứ cấp tại dự án Vũ Yên (tỷ lệ sở hữu 99.9%). Vinhomes sẽ mua lại 19.9% cổ phần tại NVY Việt Nam. Chúng tôi đánh giá giao dịch này sẽ bù đắp khoản lỗ từ mảng sản xuất cho Tập đoàn trong quý 2 và 3 năm nay. Nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi tiến độ bán hàng của các dự án lớn như Vinhomes Vũ Yên, Cổ Loa… và mức độ cải thiện biên lợi nhuận của mảng xe điện trước khi đầu tư.
Đánh giá cổ phiếu VIP: CHỜ MUA Q1/2024, doanh thu thuần và LNST đạt lần lượt 129 tỷ đ (-18% YoY) và 19 tỷ đ (-30% YoY) do không phát sinh thêm doanh thu từ tàu thuê ngoài và sửa chữa định kỳ 2 tàu khiến biên lợi nhuận giảm. Chúng tôi đánh giá KQKD năm 2024 sẽ tăng trưởng nhờ (1) các tàu hoạt động ổn định trở lại; (2) giá cước tàu dầu duy trì ở vùng cao; (3) kế hoạch đầu tư thêm 1 tàu tầm trung (MR) giúp tăng công suất hiện hữu khoảng 40%. Tuy nhiên, so với quy mô của doanh nghiệp, cổ phiếu hiện đang giao dịch ở mức P/E fw = 11.2x là mức cao (trung bình dài hạn là 7.4x), nhà đầu tư chưa nên giải ngân cổ phiếu ở thời điểm này.
Đánh giá cổ phiếu BMI: CHỜ BÁN Kết quả kinh doanh đi ngang so với cùng kỳ năm trước với lợi nhuận sau thuế đạt 73 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm có xu hướng chậm lại, cùng với đó tỷ lệ chi trả bồi thường cũng cao hơn giai đoạn trước khiến biên lợi nhuận giảm sút. Cổ phiếu của BMI hiện đang được giao dịch ở P/B 1.2x, cao hơn mức trung bình 5 năm gần nhất 1.0x. Giá cổ phiếu đã tăng 27% kể từ thời điểm chúng tôi khuyến nghị Mua giữa năm ngoái. Nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp tăng của cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận
Đánh giá cổ phiếu CTD: CHỜ BÁN Q1/2024 kết quả kinh doanh được cải thiện với doanh thu đạt 5,660 tỷ đồng (+56.6% yoy) và LNST đạt 69 tỷ đồng (+129.2% yoy). Tổng giá trị trúng thầu hiện tại của CTD khoảng 19,000 tỷ đồng từ các dự án lớn như Suntory PepsiCo, Pandora, Imperia Smart City – The Sola Park, Mandarin Oriental … trong bối cảnh ngành BĐS đang phục hồi sẽ giúp Công ty cải thiện hoạt động kinh doanh. Giá cổ phiếu đã tăng 28% so với khuyến nghị MUA vào tháng 11/2023 của chúng tôi; nhà đầu tư có tiếp tục nắm giữ để tìm cơ hội chốt lời.
Đánh giá cổ phiếu GEX: CHỜ BÁN Chúng tôi kì vọng việc bán mảng năng lượng tái tạo của Công ty sẽ được hoàn thành trong quý 2 hoặc chậm nhất là quý 3 năm nay, việc này bên cạnh việc đem lại khoản lợi nhuận khoảng 800-1,000 tỷ đóng góp trực tiếp vào kết quả kinh doanh, Công ty còn tiết kiệm được chi phí lãi vay (ước tính khoảng hơn 200 tỷ/năm) của những khoản vay tài trợ cho dự án điện để tập trung phát triển mảng BĐS Khu công nghiệp. Cổ phiếu đã được khuyến nghị mua ở vùng giá 18,000, nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ.
Đánh giá cổ phiếu PSD: CHỜ BÁN Doanh thu thuần và LNST Q1/2024 lần lượt là 1,457 tỷ đ (-21.2% YoY, hoàn thành 20% kế hoạch) và 20 tỷ đ (-8.8% YoY, hoàn thành 25% kế hoạch). Chúng tôi cho rằng năm 2024 vẫn sẽ tiếp tục là một năm nhiều thách thức đối với Công ty khi thị trường điện tử được dự đoán sẽ giảm 5-10% so với năm 2023. Trong năm 2024, bên cạnh việc tăng cường quan hệ mật thiết cùng các nhãn hàng và tìm kiếm cơ hội ở các nhãn hàng mới; Công ty còn tập trung vào việc kiểm soát chi phí, rà soát và tái cấu trúc các mảng kinh doanh kém hiệu quả.