Nhận định thị trường chứng khoán hôm nay 24/3/22

Phiên giao dịch ngày 23/03 mở cửa trong sắc xanh nhẹ. Nhờ sự nâng đỡ của nhóm cổ phiếu trụ cột, VN-Index tăng tới 10 điểm ngay trong phiên sáng. Sau giờ nghỉ trưa, tâm lý thị trường có phần tiêu cực, áp lực bán dâng cao khiến VN-Index điều chỉnh đáng kể và lùi sát mốc 1,500 điểm vào cuối phiên. Trong bối cảnh đó, một số cổ phiếu nhóm ngành Nông nghiệp và Hóa chất như ASM, CMX, BFC, DGC ngược chiều tăng điểm tích cực, thậm chí chạm trần. Sau đây là góc nhìn nhận định thị trường chứng khoán hôm nay của chúng tôi như sau:

Tổng quan thị trường chứng khoán hôm nay

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/03/2022, VN-Index đóng cửa tại 1,503.8 điểm, tăng 8.8 điểm (tương đương 0.6%). Thanh khoản thị trường đạt 916 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 28,437 tỷ. Thị trường nghiêng về số mã tăng với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 264/190. Nhóm Bất động sản và Ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt đà tăng điểm của VN-Index.

HNX-Index tăng 0.7 điểm (tương đương 0.2%). Thanh khoản sàn HNX đạt 133 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương ứng giá trị giao dịch xấp xỉ 4,175 tỷ. Độ rộng thị trường sàn HNX nghiêng về số cổ phiếu giảm giá với tỷ lệ mã tăng giá/mã giảm giá là 111/180.

Trên cả 3 sàn nhà nhà đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 16,69 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 1.033,45 tỷ đồng, tăng 171,38% về lượng và 89,58% về giá trị so với phiên hôm qua ngày 22/3 (mua ròng 545,13 tỷ đồng).

Cập nhật thông tin nhanh hơn tại công ty chứng khoán Techcom Securities (Techcombank TCBS),
Mở tài khoản với nhiều ưu đãi:

Xem hướng dẫn: Cách mở tài khoản chứng khoán Techcombank

Nhận định thị trường chứng khoán và dự báo góc nhìn phiên tới

Sau sáu phiên tăng liên tiếp thì cuối cùng thị trường đã điều chỉnh nhẹ trở lại trong phiên hôm nay. Thanh khoản khớp lệnh có sự suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 phiên một chút cho thấy là áp lực bán ra trong phiên hôm nay không thực sự mạnh. Điểm tích cực là việc khối ngoại mua ròng phiên thứ ba liên tiếp với hơn 1.000 tỷ đồng trên hai sàn.

Đặc tính dòng tiền sideway vẫn tiếp diễn khi hầu hết các nhóm tăng điểm tích cực trước đó bắt đầu gặp áp lực chốt lời, cụ thế các nhóm Ngân hàng, Chứng khoán, Dầu khí, Bất động sản, Xây dựng đều trong trạng thái điều chỉnh nhẹ. Dòng tiền bắt đầu tìm kiếm các nhóm ngành khác kỳ vọng KQKD tích cực trong quý 1 như Điện, Phân bón & Hóa chất, Thủy sản,…

Bên cạnh đó tích cực nhất trong phiên hôm nay có lẽ là nhóm bảo hiểm với gần như toàn bộ các cổ phiếu đều kết phiên trong sắc xanh nhờ kỳ vọng hưởng lợi từ việc tăng lãi suất do lạm phát. Ngắn hạn khả năng dòng tiền đầu cơ quay về với nhóm hàng hóa cơ bản khi giá hàng hóa leo thang trở lại do tình hình chiến sự không có tiến triển mới.

Trên góc độ kỹ thuật, với việc đóng cửa thấp nhất ngày kèm đuôi nến trên khi chạm kháng cự quanh 1512 điểm cho thấy khả năng đà giảm sẽ tiếp diễn để tìm kiếm lực cầu giá thấp và vùng cân bằng lại. Dự báo trong những phiên tiếp theo, thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh vùng 1.505 để tích lũy, lấy đà bật lên vùng kháng cự 1.520; nếu không, thị trường có thể quay về tích lũy quanh ngưỡng 1.485-1490 (MA20-50) một vài phiên do hiện tại chỉ số đã đi khá xa so với các đường MA ngắn hạn và có thể quay trở lại test những đường này.

Trên sàn HOSE

Phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất cổ phiếu DGC với giá trị đạt 309,76 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,39 triệu đơn vị.

Các mã được mua ròng mạnh tiếp theo là MSN đạt 151,88 tỷ đồng, GEX đạt 112,88 tỷ đồng, FUEVFVND đạt 103,38 tỷ đồng, STB đạt 86,64 tỷ đồng, KBC đạt hơn 79 tỷ đồng…

Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu VNM với giá trị đạt 89,15 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,17 triệu đơn vị.

Trong khi đó, DCM là cổ phiếu dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt hơn 1,57 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 70,87 tỷ đồng.

Trên sàn HNX:

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HUT với khối lượng 311.800 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 14,53 tỷ đồng. Tiếp theo là TVD được mua ròng 54.300 đơn vị, giá trị tương ứng 1,04 tỷ đồng.

Trái lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VCS với giá trị đạt 5,48 tỷ đồng, tương đương khối lượng 51.200 đơn vị. Còn NDN dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh về khối lượng, đạt 131.700 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 2,25 tỷ đồng.

Trên sàn Upcom:

Khối ngoại mua ròng mạnh nhất QNS với giá trị đạt 4,09 tỷ đồng, tương đương khối lượng đạt 85.100 đơn vị.

Các mã được mua ròng mạnh khác như QTP đạt 3,9 tỷ đồng, VTP đạt 2,36 tỷ đồng, GHC đạt 2,28 tỷ đồng, LTG đạt 1,5 tỷ đồng, VEA và ACV cùng đạt 1,3 tỷ đồng…

Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu MCH với khối lượng đạt 56.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị 6,3 tỷ đồng. Tiếp theo là ABI bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.

Cổ phiếu có tín hiệu nổi bật trong phiên giao dịch hôm nay

+) Tín hiệu Mua: PVI, BIC, CMX, GIL, TMS

+) Sức mạnh giá cao nhất 3 phiên gần đây: DIG (98), DGC (95), HAG (94), DXG (93), NVL (93)

+) Sức mạnh giá thấp nhất 3 phiên gần đây: VEF (3), GEE (4), VJC (7), HPX (10), QTP (12)

+) Tăng giá, đi kèm với khối lượng tăng đột biến so với trung bình 10 phiên: CTD (2.9x), VIX (2.6x), PVI (2.6x), NTC (2.4x), ITA (2.4x)

+) Giảm giá, đi kèm với khối lượng tăng đột biến so với trung bình 10 phiên: HUT (2.2x), AGG (1.6x), NVL (1.5x), ACG (1.4x), VNM (1.4x)

+) Tỷ trọng Cá mập mua chủ động nhiều nhất: ACG (91%), NVL (82%), PDR (64%), DGC (64%), HPG (55%)

+) Tỷ trọng Cá mập bán chủ động nhiều nhất: VPB (71%), HSG (57%), MBB (52%), STB (51%), DXG (45%)

+) Tăng liên tiếp nhiều nhất: ASM (11), QCG (7), NTC (7), SHS (7), PAN (7)

+) Giảm liên tiếp nhiều nhất: VEF (5), MKP (5), MCM (5), DRC (4), IDV (4)